
Thứ Tư, 31 tháng 12, 2008
Thứ Tư, 24 tháng 12, 2008
Thứ Tư, 17 tháng 12, 2008
lich tiem chung cho tre so sinh
Appendix C Schedule for Immunization of Preterm Infants
Jill E. Baley
ALL PRETERM INFANTS PRETERM INFANTS WITH BIRTHWEIGHTS OF 2000 GRAMS OR MORE PRETERM INFANTS WITH BIRTHWEIGHTS LESS THAN 2000 GRAMS • | If mother is HBsAg positive:
| |||||||||||||
• | If mother is HBsAg unknown:
| |||||||||||||
• | If mother is HBsAg negative:
|
Thứ Ba, 16 tháng 12, 2008
missed!
:::Quan Dương:::
Lý Giải Về Nỗi Nhớ
Nỗi nhớ em mỗi ngày mỗi dài thêm
Như sợi tóc dài mỗi ngày mỗi bạc
Sợi tóc dài mang đầu ra tiệm cắt
Nỗi nhớ dài anh phải làm sao đây?
................................................
Như sợi tóc dài mỗi ngày mỗi bạc
Sợi tóc dài mang đầu ra tiệm cắt
Nỗi nhớ dài anh phải làm sao đây?
................................................
Trời nhuộm thu buổi sáng màu khói sương
Chiếc lá rụng vu vơ trên bờ cỏ
Anh chở nhớ chật đầy xe đến sở
Gửi bâng khuâng rải khắp bốn phương trời
Anh nhớ em theo mây chiều chơi vơi
Chiều vô biên, lạc vòng...mây bay mãi
Nắng thật ác nhuộm mây màu con gái
thả tóc xưa che không đủ lòng đường
Anh nhớ em như cỏ úa nhớ sương
Như con cá cạn bờ khô nhớ nước
Như trái khế chấm vào tô muối ớt
Anh nhớ em cay đến độ hít hà
Chiếc lá rụng vu vơ trên bờ cỏ
Anh chở nhớ chật đầy xe đến sở
Gửi bâng khuâng rải khắp bốn phương trời
Anh nhớ em theo mây chiều chơi vơi
Chiều vô biên, lạc vòng...mây bay mãi
Nắng thật ác nhuộm mây màu con gái
thả tóc xưa che không đủ lòng đường
Anh nhớ em như cỏ úa nhớ sương
Như con cá cạn bờ khô nhớ nước
Như trái khế chấm vào tô muối ớt
Anh nhớ em cay đến độ hít hà
Mẫu Chuyện Vui:
..Rằng xưa có gă từ quan
Lên non tìm động hoa vàng nhớ nhau..
TRONG MƠ EM ĐÃ KHÓC
Trong mơ em đã khóc
Thấy anh trong áo quan
Đến khi em tỉnh giấc
Nước mắt cứ tuôn tràn.
Trong mơ em đã khóc
Thấy anh không trung thành
Tỉnh dậy, ôi đôi mắt
Lệ đắng còn chảy quanh.
Đêm qua em đã khóc
Thấy anh vẫn dịu hiền
Thế rồi em tỉnh giấc
Nước mắt vẫn triền miên.
Còn bây giờ em khóc
Bởi mất anh thật rồi
Cho dù không phải mộng
Sao lệ chẳng ngừng rơi…
(Sat 13/12/2008)
:::Trần Mộng Tú :::
Trái Tim Hồng
Có một khoảng trong hồn em trống lắm.
Người đi qua sao không ghé lại thăm
Hồn em đó như cây mùa thu đứng
Chờ lá vàng về phủ đến trăm năm.
Tóc hờn giận nên tóc chia nghìn sợi
Người không về đo sợi ngắn sợi dài
Tay chung thủy giấu hoài trong đáy túi
Ngón cô đơn chờ đan ngón tay người
Giày con gái bỏ quên trong góc tủ
Người không về nên chân chẳng muốn đi
Đôi chân nhỏ tay ai thường ấp ủ
Những đêm trăng thơm ngát đóa tường vi
Trán ngây thơ tương tư mùi khói thuốc
Người không về mắt cũng nhạt màu nâu
Môi bớt đỏ và răng cười bớt trắng
Em nhớ người, em khóc suốt đêm thâu
Em sẽ chết với mảnh hồn trống đó
Chúa đứng đón em ở cổng Thiên Đàng
Xin trả Chúa trái tim hồng lãng mạn
Dưới thế gian con dại dột cho chàng...
love!
YÊU BẰNG MŨI
Trong số báo “Ngày Nay Houston” của người Trương Trọng Trác mới đây, tác giả Nguyễn Ngọc Bảo có bài bàn về “yêu” mang tựa đề bên trên. Bài hay. Tác giả ra công vinh danh cái hơi hướm nơi người đàn bà và dõng dạc khẳng định rằng: “Chúng tôi yêu các bà bằng mũi”
Ông Bảo viện dẫn từ những câu Quan Họ như: “Cô kia có áo mới may, xin cho tôi mượn vài ngày lấy hơi.” Miền Nam cũng thế: “Chim quyên ăn trái nhãn lồng; Lia thia quen chậu vợ chồng quen hơi.” Tới Tự Đức thì: “Xếp tàn y để lại dành hơi.” Đến Thúc Sinh cứ tưởng Kiều chết, bao đêm trăn trở nhớ nhung để: “Phấn thừa hương cũ bội phần xót xa.” Và gần hơn cả là câu thơ bất hủ của Quang Dũng: “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới, Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm.”
Người viết đọc xong rất là tán đồng với tác giả, kể cả việc ông khéo léo khuyên một số chị em “... rằng mỗi phụ nữ có một hơi hướm tự nhiên, nhưng mức độ quyến rũ của những thứ hơi này lắm khi khác nhau một cách khá phũ phàng. Ấy thế nhưng các cô đừng lo, ngành công kỹ nghệ mỹ phẩm đã bổ túc những khuyết điểm Tạo hoá lỡ mắc phải khi tạo nên con người các cô.
Cứ thử tưởng tượng mùa đông ở đây lạnh lùng, những ngày nghỉ ngồi nhìn qua cửa sổ, nghe gió rét vi vu thổi trên những cành Lê cành Đào trơ xương, nhìn bầu trời ảm đạm và vầng thái dương thì như một con mắt mù lòa, còn ảo giác nào đẹp hơn khi lời cầu nguyện của một nhạc sĩ: “... Ôi có phép lạ nào, cho tự nhiên trời, mùa đông rực sáng, về đây tà áo còn thơm mùi nắng...” trở thành sự thật. Trời ơi, một người đẹp Gia Long của một ngày xưa nào đó chẳng hạn, hiện đến với mình mà từ tóc tới chân đều thơm một mùi nắng Sài Gòn...
YÊU BẰNG TAI
Chẳng có lớp nhạc vỡ lòng nào trên thế giới từ cổ chí kim mà các môn sinh lại không từng nghe giảng câu châm ngôn này: “Có Âm Nhạc Trước Tất Cả Mọi Sự!” Thủa hồng hoang đã có gió thổi trên cây, nước chảy trong khe... Rồi bên cái khe nào đó có cây táo mọc trong vườn địa đàng. Cứ thử hỏi lúc bị con rắn rù quến, bà E-và nhà ta mà cọc cằn như nhà mụ Tú Bà thì làm sao xúi nổi ông A-dong dám muốn to ngang bằng Chúa đến nỗi liều nuốt quả táo để mắc kẹt nơi họng? Ôi tiếng nói ấy phải bùi tai lắm, phải ngọt như mật và thấm thía như đường phèn mới tạo ra được nông nỗi... ở truồng cả đám và bị đuổi khỏi vườn địa đàng.
Vừa nhắc đến Tú Bà thì người viết làm sao tránh khỏi liên tưởng đến Kiều, đến anh chàng Kim Trọng! Lúc sơ ngộ, Kim Trọng nào có sử dụng chi đến cái mũi. Rõ ràng là chàng đã sử dụng cái tai. Để thử xem giọng nàng tốt xấu ra sao, chàng bèn “Ngụ tình tay thảo một thiên luật Đường.” Thơ Trọng hay đến nỗi vừa trao cho Kiều xem, nàng đã phải buột miệng khen rằng: “Lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu.” Ơ hay, bộ người ta "dỏm" lắm sao mà phóng thơ ra để chỉ nhận được một lời khen công thức! Kiều vốn thông minh, lại “pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm” thì nhất định là nàng đã lấy giọng ngâm ngay bài này. Vâng, người viết nói không sợ ngoa ngôn, có số bách phân rất cao là Kim Trọng đã đi vào mê lộ của Kiều bằng ngã lỗ tai.
Francis Lais đã mở đầu tình ca nổi tiếng của ông, “Love Story,” bằng câu “With the first hello...” có lẽ vì ông cũng là một người... yêu bằng lỗ tai. Thử tưởng tượng chữ “hello” ngắn ngủi ấy được người đẹp nói ra mà không tạo nổi một chấn động âm thanh lớn trong lòng nhạc sĩ, biết đâu ông đã không tắt ngấm ngay ở trường canh thứ 2 và trần gian đã không có được bài hát hay như vậy. Vâng, chúng ta yêu quí nương vì cái giọng nói sang, êm, lôi cuốn, phát âm chỉnh và có sức mạnh đến nỗi khi quí nương ngâm thơ thi sĩ phải thức đêm đến bơ phờ mà làm thêm thơ, khi hát nhạc sĩ phải xin nghỉ sở ở nhà mà sáng tác thêm nhạc, và khi đọc truyện thì nhà văn chỉ có nước thác vì lỡ bỏ bút từ lâu, và việc viết trở lại không bao giờ là một việc dễ dàng. Nói tóm lại, đám đàn ông phần lớn yêu người đàn bà vì cái giọng trước tiên, nhất là giọng ấy, nói một cách thậm xưng, có sức lôi cuốn như "oanh vàng thỏ thẻ".
Yêu Bằng Cách Khác
....... vì cứ lan man kiểu này sợ rồi cánh viết lách không lâu nữa đều sẽ trở thành những bác sĩ tai mũi họng hết. Vả lại, càng nghĩ, càng thấy cánh đàn ông yêu đàn bà còn nhiều trường phái lắm chứ chẳng riêng gì trường phái tai mũi họng. Xem, nhà thơ Đinh Hùng nếu còn tại thế mà đọc bài này có thể ông cũng cao hứng viết ngay một bài “Tôi Yêu Đàn Bà Bằng Tay” vì thơ ông có câu “Một sợi tóc đủ làm nên mê hoặc” (Tóc thì để vuốt mà lẽ tất nhiên vuốt thì phải bằng tay); hoặc giả ông Lý Bạch cũng thế, còn sống dám ông cũng viết một bài “Tôi Yêu Đàn Bà Bằng Mắt” vì ông đã có thơ tán tụng Dương Quý Phi rằng “Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung” (Nhìn y phục mà nghĩ đến mây, nhìn nhan sắc mà nghĩ đến hoa); hoặc ngay trong bài này, nhà thơ Huy Lực cũng tự nhiên giật mình tự hỏi không rõ mình từng yêu đàn bà theo trường phái nào, khi mà năm mười bảy tuổi, trong một lần... hoảng hốt đã làm một bài thơ có ý tạ lỗi trong có câu “Nếm nước mắt em thấy tình mằn mặn...”
Trong số báo “Ngày Nay Houston” của người Trương Trọng Trác mới đây, tác giả Nguyễn Ngọc Bảo có bài bàn về “yêu” mang tựa đề bên trên. Bài hay. Tác giả ra công vinh danh cái hơi hướm nơi người đàn bà và dõng dạc khẳng định rằng: “Chúng tôi yêu các bà bằng mũi”
Ông Bảo viện dẫn từ những câu Quan Họ như: “Cô kia có áo mới may, xin cho tôi mượn vài ngày lấy hơi.” Miền Nam cũng thế: “Chim quyên ăn trái nhãn lồng; Lia thia quen chậu vợ chồng quen hơi.” Tới Tự Đức thì: “Xếp tàn y để lại dành hơi.” Đến Thúc Sinh cứ tưởng Kiều chết, bao đêm trăn trở nhớ nhung để: “Phấn thừa hương cũ bội phần xót xa.” Và gần hơn cả là câu thơ bất hủ của Quang Dũng: “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới, Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm.”
Người viết đọc xong rất là tán đồng với tác giả, kể cả việc ông khéo léo khuyên một số chị em “... rằng mỗi phụ nữ có một hơi hướm tự nhiên, nhưng mức độ quyến rũ của những thứ hơi này lắm khi khác nhau một cách khá phũ phàng. Ấy thế nhưng các cô đừng lo, ngành công kỹ nghệ mỹ phẩm đã bổ túc những khuyết điểm Tạo hoá lỡ mắc phải khi tạo nên con người các cô.
Cứ thử tưởng tượng mùa đông ở đây lạnh lùng, những ngày nghỉ ngồi nhìn qua cửa sổ, nghe gió rét vi vu thổi trên những cành Lê cành Đào trơ xương, nhìn bầu trời ảm đạm và vầng thái dương thì như một con mắt mù lòa, còn ảo giác nào đẹp hơn khi lời cầu nguyện của một nhạc sĩ: “... Ôi có phép lạ nào, cho tự nhiên trời, mùa đông rực sáng, về đây tà áo còn thơm mùi nắng...” trở thành sự thật. Trời ơi, một người đẹp Gia Long của một ngày xưa nào đó chẳng hạn, hiện đến với mình mà từ tóc tới chân đều thơm một mùi nắng Sài Gòn...
YÊU BẰNG TAI
Chẳng có lớp nhạc vỡ lòng nào trên thế giới từ cổ chí kim mà các môn sinh lại không từng nghe giảng câu châm ngôn này: “Có Âm Nhạc Trước Tất Cả Mọi Sự!” Thủa hồng hoang đã có gió thổi trên cây, nước chảy trong khe... Rồi bên cái khe nào đó có cây táo mọc trong vườn địa đàng. Cứ thử hỏi lúc bị con rắn rù quến, bà E-và nhà ta mà cọc cằn như nhà mụ Tú Bà thì làm sao xúi nổi ông A-dong dám muốn to ngang bằng Chúa đến nỗi liều nuốt quả táo để mắc kẹt nơi họng? Ôi tiếng nói ấy phải bùi tai lắm, phải ngọt như mật và thấm thía như đường phèn mới tạo ra được nông nỗi... ở truồng cả đám và bị đuổi khỏi vườn địa đàng.
Vừa nhắc đến Tú Bà thì người viết làm sao tránh khỏi liên tưởng đến Kiều, đến anh chàng Kim Trọng! Lúc sơ ngộ, Kim Trọng nào có sử dụng chi đến cái mũi. Rõ ràng là chàng đã sử dụng cái tai. Để thử xem giọng nàng tốt xấu ra sao, chàng bèn “Ngụ tình tay thảo một thiên luật Đường.” Thơ Trọng hay đến nỗi vừa trao cho Kiều xem, nàng đã phải buột miệng khen rằng: “Lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu.” Ơ hay, bộ người ta "dỏm" lắm sao mà phóng thơ ra để chỉ nhận được một lời khen công thức! Kiều vốn thông minh, lại “pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm” thì nhất định là nàng đã lấy giọng ngâm ngay bài này. Vâng, người viết nói không sợ ngoa ngôn, có số bách phân rất cao là Kim Trọng đã đi vào mê lộ của Kiều bằng ngã lỗ tai.
Francis Lais đã mở đầu tình ca nổi tiếng của ông, “Love Story,” bằng câu “With the first hello...” có lẽ vì ông cũng là một người... yêu bằng lỗ tai. Thử tưởng tượng chữ “hello” ngắn ngủi ấy được người đẹp nói ra mà không tạo nổi một chấn động âm thanh lớn trong lòng nhạc sĩ, biết đâu ông đã không tắt ngấm ngay ở trường canh thứ 2 và trần gian đã không có được bài hát hay như vậy. Vâng, chúng ta yêu quí nương vì cái giọng nói sang, êm, lôi cuốn, phát âm chỉnh và có sức mạnh đến nỗi khi quí nương ngâm thơ thi sĩ phải thức đêm đến bơ phờ mà làm thêm thơ, khi hát nhạc sĩ phải xin nghỉ sở ở nhà mà sáng tác thêm nhạc, và khi đọc truyện thì nhà văn chỉ có nước thác vì lỡ bỏ bút từ lâu, và việc viết trở lại không bao giờ là một việc dễ dàng. Nói tóm lại, đám đàn ông phần lớn yêu người đàn bà vì cái giọng trước tiên, nhất là giọng ấy, nói một cách thậm xưng, có sức lôi cuốn như "oanh vàng thỏ thẻ".
Yêu Bằng Cách Khác
....... vì cứ lan man kiểu này sợ rồi cánh viết lách không lâu nữa đều sẽ trở thành những bác sĩ tai mũi họng hết. Vả lại, càng nghĩ, càng thấy cánh đàn ông yêu đàn bà còn nhiều trường phái lắm chứ chẳng riêng gì trường phái tai mũi họng. Xem, nhà thơ Đinh Hùng nếu còn tại thế mà đọc bài này có thể ông cũng cao hứng viết ngay một bài “Tôi Yêu Đàn Bà Bằng Tay” vì thơ ông có câu “Một sợi tóc đủ làm nên mê hoặc” (Tóc thì để vuốt mà lẽ tất nhiên vuốt thì phải bằng tay); hoặc giả ông Lý Bạch cũng thế, còn sống dám ông cũng viết một bài “Tôi Yêu Đàn Bà Bằng Mắt” vì ông đã có thơ tán tụng Dương Quý Phi rằng “Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung” (Nhìn y phục mà nghĩ đến mây, nhìn nhan sắc mà nghĩ đến hoa); hoặc ngay trong bài này, nhà thơ Huy Lực cũng tự nhiên giật mình tự hỏi không rõ mình từng yêu đàn bà theo trường phái nào, khi mà năm mười bảy tuổi, trong một lần... hoảng hốt đã làm một bài thơ có ý tạ lỗi trong có câu “Nếm nước mắt em thấy tình mằn mặn...”
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)